Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa Kinh Thư
ban 班
◎ “ban” chữ chỉ sự, giữa là bộ đao, hai bên là hai chữ ngọc, xưa cắt đôi miếng ngọc để hai bên cùng làm tin, như “cắt ngọc thuỵ để ban cho các vua chư hầu” (班瑞于群后) [Kinh Thư - thuấn điển]. Sau phái sinh sang nghĩa “ngôi, thứ, hàng, chỗ bách quan tụ hội chia ra từng ban để phân biệt trên dưới”, tiếng Việt còn có lưu tích như lưu ban (đúp lớp), đồng ban (cùng hàng), ban ngành, ban bộ, ban bệ. Từ nghĩa không gian, “ban” mở rộng sang nghĩa thời gian trỏ các “lớp thời gian được phân tách theo tri nhận của người bản ngữ”, ví dụ “ban” là khoảng thời gian được chia theo ca làm việc, như giao ban, ban ca, tiếng Hán có các cụm 三班倒;上夜班 (quãng đầu nửa đêm). “ban: c.n. hàng, sọc, phiên, thứ, đương lúc. Ban sơ: hồi đầu hết, trước hết. Ban đầu. id. ban ngày. Ban đêm. Ban mai. Ban hôm: buổi tối. Ban chiều. Ban trưa. Ban tối. [Paulus của 1895: 28].
dt. <từ cổ> buổi, khoảng thời gian nào đó trong ngày hoặc đêm. Thuyền mọn còn chèo chăng khứng đỗ, trời ban tối ước về đâu? (Ngôn chí 14.8)‖ Giữa giáp canh ban trống ba. (Hồng Đức QATT b.42)‖ Những khi bóng ác ban (đào duy từ- Tư Dung Vãn, c. 143).
dt. HVVD <từ cổ> khi, lúc, đứng trước tính từ, trỏ quãng thời gian nào đó của đời người. Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.3)‖ Thương ôi tuổi tác kẻ ban già. (Bạch Vân Am b.93)‖ Đặng tuấn thế đã ban nghèo. (TNNL c. 2055).
chết 折
AHV: chiết. [Huệ Thiên 2004: 233 - 236], như yểu chiết 夭折, đoản chiết 短折 đều nghĩa là chết non, chết yểu. Sách Tiền Hán phần Ngũ hành chí ghi: “Anh làm tang cho em thì gọi là đoản, cha làm tang cho con thì gọi là chiết” (兄喪弟曰短,父喪子曰折). Kinh Thư thiên Hồng phạm ghi: “Sáu điều hung: một là chết non, hai là bệnh tật, ba là lo buồn, bốn là nghèo khó, năm là ác dữ, sáu là yếu ớt” (六極:一曰凶短折,二曰疾,三曰懮,四曰貧,五曰惡,六曰弱). Như vậy, chiết là từ vựng cơ bản của nhà Nho. Đối ứng cet³ (Mường), kɯcit² (Rục), cəət (Thà Vựng) [VĐ Nghiệu 2011: 64], cet (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 193].
đgt. mất mạng. Thương cá thác vì câu uốn lưỡi, ngẫm ruồi chết phải bát mồ hòn. (Bảo kính 182.4).
con 昆
◎ Nôm: 昆 AHV: côn, đối ứng kɔn¹ (Mường), kɔn² (Rục), kɔɔn (Thà Vựng) [VĐ Nghiệu 2011: 57], kɔn (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 200]. Kinh Thư thiên Trọng huỷ chi cáo ghi: “Ban phúc ấm cho con cháu sau này” (垂裕後昆 thuỳ dụ hậu côn). Chữ con em dịch từ chữ côn đệ 昆弟. Như vậy, con là từ gốc Hán, gia nhập vào từ rất sớm theo con đường kinh điển.
dt. trong quan hệ với cha mẹ. Bui có một niềm chăng nỡ trại, đạo làm con miễn đạo làm tôi (Ngôn chí 2.8, 21.8)‖ (Mạn thuật 27.6)‖ (Trần tình 39.6)‖ (Thuật hứng 49.8)‖ (Tự thán 111.3)‖ (Bảo kính 135.5, 149.6, 164.5, 175.3, 182.6, 186.1).
dt. <từ cổ> từ trỏ các cá thể sự vật, hiện tượng. (Mạn thuật 24.6)‖ Bẻ cái trúc hòng phân suối, quét con am để chứa mây. (Mạn thuật 28.4)‖ Con mắt. (Mạn thuật 36.5)‖ Con cờ. (Trần tình 41.1)‖ Con lều. (Thuật hứng 52.1)‖ Con tạo hoá. (Tự thán 78.5)‖ Con lều. (Tự thán 81.1)‖ Con cờ. (Tự thán 90.6)‖ Con am. (Tự thán 97.1)‖ Con mắt xanh. (Tự thán 99.6)‖ Con mắt mèo. (Tự thán 101.6)‖ Con tạo hoá. (Tự thán 103.3)‖ Con mắt. (Tự thuật 120.7). Ác thỏ tựa thoi xem lặn mọc, cuốc cày là thú những xung xăng. (Trần tình 38.6)‖ (Trừ tịch 194.5)‖ (Trư 252.7).
dt. từ trỏ các cá thể động vật. Chúa ràn nẻo khỏi tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.5).
dt. loại từ cho một số đồ vật, như con Chu Dịch, con đê, con đò.
dt. loại từ trỏ loại người nào đó với hàm ý coi khinh, như con đĩ, con bợm, con bãi, con tuyết, con đòi, con hầu, con buôn. Sau đều được danh từ hoá.
dt. loại từ trỏ một hiện tượng tự nhiên nào đó, như con nước, con sông.
kẻ 介 / 个 / 個
◎ Nôm: 几 âm THV của cá [An Chi 2005 t2: 382], là âm HHV. Âm phiên thiết: “cư giá thiết” 居賀切 (Tập Vận, Quảng Vận). Kinh Thư thiên Tần thệ ghi: “Nếu như có kẻ bề tôi” (如有一介臣). Vương Bột trong đằng vương các tự ghi: “Bột tôi mình mỏng ba thước, một kẻ thư sinh” (勃三尺微命,一介書生). Nho lâm ngoại sử ghi: “Vương miện là một gã nông dân” (王冕乃一介農夫) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 104 - 105]. x. cái.
dt. người (không phân biệt sang hay hèn, cao hay thấp). Con đòi trốn, dường ai quyến, bà ngựa gày, thiếu kẻ chăn. (Thủ vĩ ngâm 1.4)‖ (Ngôn chí 13.2)‖ (Mạn thuật 28.7)‖ (Trần tình 38.8, 39.3)‖ Kẻ trượng phu. (Trần tình 43.6)‖ (Thuật hứng 53.1, 57.1)‖ (Tự thán 71.4, 92.1, 92.7, 103.1, 106.5, 112.8, 114.7, 115.7, 121.7)‖ (Tức sự 124.2)‖ (Bảo kính 130.5, 133.6, 135.2, 140.1, 141.2, 146.4, 147.3, 172.4, 173.1, 173.6, 174.2, 175.5, 176.2, 176.7, 177.4, 185.3, 185.7)‖ Hỡi kẻ biên xanh chớ phụ người. (Tích cảnh thi 203.1, 208.2)‖ (Miêu 251.5).
lỗi thác 纇錯
◎ Nôm: 磊托 / 磊錯
tt. HVVT <từ cổ> sai nhầm. Chữ lỗi 纇 vào tiếng Việt khá sâu, nên người bản ngữ coi như một từ thuần Việt, sau đó lại dùng nó để giải nghĩa cho từ cận nghĩa gốc Hán khác là thác. thác 錯 nghĩa gốc là các vết khắc tạp loạn trên ngọc trên đá. Kinh Thư thiên Vũ cống có câu: 厥賦惟上上錯 quyết phú duy Thượng Thượng thác, lời truyện chua rằng: 錯 thác là 雜出 tạp xuất (xuất hiện hỗn loạn), lời sớ viết rằng: “giao thác là mang nghĩa ‘tạp nham’, bởi vốn tháctạp, là loạn.” (交錯是閒雜之義,故錯爲雜也,又亂也). Tiếng Hán không có từ kép lỗi thác. Lỗi thác sá toan nơi ủy khúc, hoà hưu thì khiến nõ tù mù (Bảo kính 152.5)‖ Ân tây là ấy yêu dường chúa, lỗi thác vì nơi luỵ bởi danh. (Bảo kính 158.6)‖ Làm người biết máy, khôn sao, lỗi thác ai vì mỗ chút nào. (Bảo kính 167.2). x. thác, x. lỗi.
lục kinh 六經
dt. sáu bộ kinh điển chính của nho gia, gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, kinh Xuân Thu, kinh lễkinh nhạc (theo Nhan Sư Cổ). Cuốc cằn ước xáo vườn chư tử, thuyền mọn khôn đua bể lục kinh. (Ngôn chí 7.4).
Nam Nhạc 南岳
dt. Nam Nhạc là núi cao và đẹp nổi tiếng, quanh năm cây cối tươi tốt, nhiều kỳ hoa dị thảo, nên có câu: 南岳獨秀 Nam Nhạc độc tú. Kinh Thư thiên Nghiêu điển ghi: “Tháng năm, đi tuần thú đến phương nam, đến Nam Nhạc làm lễ đại, Khổng truyện chua: Nam Nhạc tức hành sơn vậy.” (五月,南巡守,至于南岳,如岱禮.孔傳:南岳,衡山). Nguỵ Nguyên đời Thanh trong bài Hành nhạc ngâm có câu: “Hằng sơn như chạy, đại sơn như ngồi, hoa sơn như đứng, chỉ Nam Nhạc một mình như bay.” (恒山如行,岱山如坐,華山如立,嵩山如卧,惟有南岳獨如飛). Đại địa dày, Nam Nhạc khoẻ, Cửu tiêu vắng, Bắc Thần cao. (Thuật hứng 66.3).
thi thư 詩書
dt. <Nho> nói tắt của Kinh ThiKinh Thư, hai bộ kinh điển của nho gia. (Ngôn chí 10.8, 12.3)‖ (Mạn thuật 34.8)‖ (Tự thán 84.5, 111.6)‖ Ba thân hương hoả nhờ ơn chúa, một cửa “thi thư” dõi nghiệp nhà. (Bảo kính 168.6).
tiên nhân 先人
dt. ông cha, hoặc cha mẹ (đã mất). Kinh Thư thiên Đa sĩ ghi: “Các ngươi đều biết, tổ tiên từ đời nhà Ân đã có sách vở điển tịch” (惟尔知惟殷先人,有册有典). nối thành tiên, thường đến uống rượu ở một quán vùng giang hạ, nợ tiền đến mấy năm mà chủ quán vẫn không kêu ca. Phí Văn Vĩ bèn vẽ lên vách một con hạc, khách đến uống rượu cứ vỗ tay là hạc lại nhảy múa trên vách làm vui. Nhờ nghiệp tiên nhân đọc một kinh, chẳng ngờ bước tới áng công danh. (Bảo kính 166.1). Câu thơ được gợi ý từ Kinh Thư. Nhưng ở đây còn hàm ý trỏ Trần Nguyên Đán và Nguyễn Phi Khanh.
tranh 爭
đgt. giành. Kinh Thư thiên Đại vũ mô ghi: “Thiên hạ không ai tranh công với ngươi.” (天下莫與汝爭功). Khiêm nhường ấy mới biêu quân tử, ai thấy Di Tề có thửa tranh. (Tự thuật 113.8)‖ (Bảo kính 131.8, 156.8)‖ (Liên hoa 243.4). x. Đôi tranh. (Bảo kính 169.1).
tật 疾
dt. bệnh. (Mạn thuật 29.6)‖ (Thuật hứng 68.1)‖ Tóc nên bạc bởi lòng ưu ái, tật được tiêu nhờ thuốc đắng cay. (Tự thuật 112.6). Kinh Thư có câu: “Nếu thuốc không gây choáng mắt, thì bệnh không khỏi được.” (若藥不瞑眩,厥疾不瘳). Viên khang đời Hán trong Việt Tuyệt Thư phần Việt tuyệt kế nghê nội kinh viết: “Cổ nhân có câu: thuốc đắng lợi bệnh.” (古人云, 苦藥利病). thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Thng
điều canh 調羹
đgt. <Nho> cũng như hoà canh 和羹, là từ để chỉ việc nêm mơ nêm muối khi nấu canh. Thiên Duyệt mệnh hạ sách Kinh Thư có viết: vua cao tông nhà Thương bảo với ông Phó Duyệt rằng: “Cũng như thực hiện việc hoà canh, ngươi cũng như là mơ là muối.” (若作和羹,爾惟鹽梅 nhược tác hoà canh, nhĩ duy diêm mai). Khổng An Quốc chú giải rằng: “Canh cần phải có vị mặn của muối và vị chua của mơ để làm cho nó được hài hoà.” (羹須咸醋以和之). Tông Bính 宗炳 người nam tống trong Đáp hà hành dương thư có viết: “Lụa là thì cần phải có nhiều màu sắc mới đẹp; hoà canh cần phải có muối và mai mới có thể đạt đến độ ngon.” (貝錦以繁采發華; 和羹以鹽梅致旨). Sau, điển này thường được sử dụng để ví với những vị đại thần (như tể tướng) giúp đỡ cho nhà vua quản lí chính sự quốc gia. Người cười rằng kém tài lương đống, thửa việc điều canh bội mấy phần. (mai 214.8). Kham hạ điều canh còn để đợi. (Hồng Đức QATT, b.19)‖ Hoà canh ngày giúp việc thừa tướng, thêm bếp đêm liều chước tướng quân. (Hồng Đức QATT, 50a4)
điện 奠
◎ Nôm: 殿
đgt. <từ cổ> xếp đặt cho ổn định, chữ “điện bắc” (động từ) chuẩn đối với “vệ nam” (động từ). Kinh Thư ghi: “Đặt núi cao sông lớn” (奠高山大川). Vệ nam mãi mãi ra tay thước, điện bắc đà đà yên phận tiên. (Bảo kính 183.6). Câu này ý nói: bảo vệ đất nam mãi mãi lo toan, an định phương bắc cũng đã an lòng tiên đế (hiện tượng đảo trang).
đứt vàng 󱢎黄
◎ 󱢎 {tất 悉+ cá 个} bảo lưu từ giai đoạn trước, có kiểu tái lập cho tiếng Việt tiền cổ là *kđứt [TT Dương 2012a]. Tương quan d- đ, có cặp dứt - đứt. x. dứt. Phiên khác: chặt (TVG, ĐDA, MQL), dứt (Schneider, PL). Nay đề xuất.
đgt. đc. <Nho> chặt đứt vàng, dịch chữ đoạn kim 斷金. Kinh Dịch có câu: “Hai kẻ đã một lòng, thì sắc bén có thể chặt đứt được vàng.” (二人同心其利斷金). Chữ đoạn theo truyền thống giải âm thường được đối dịch bằng từ đứt. Ví dụ: Bằng vượn kêu dấu con, gan lòng đứt làm tám tấc ← 如猿啼愛子寸寸斷肝腸 (Phật Thuyết 15b9). Tiếng dế ngâm xui đứt ngọn bạch dương 蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍蛩聲吟斷白楊稍 (Tuệ Tĩnh- Thiền Tông Khoá Hư Ngữ Lục: 16a10). Mà chưng mạch Kinh Thi, Kinh Thư hầu đứt mà lại nối 而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾斷而復續而詩書之脈幾而復續 (TKML i 11a1). Đoạn đứt tài may, liệt bày thao giấu (Tam Thiên Tự: 102). Đứt vàng chăng trớ câu Hy Dịch, Khinh bạc màng ngâm thơ Cốc phong. (Bảo kính 178.3).